18 Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Nồi Hơi

18 Điều Cần Biết Khi Sử Dụng Nồi Hơi
Ngày đăng: 05/03/2017 10:38 PM

18 điều cần biết khi sử dụng lò hơi

1. LÒ HƠI LÀ GÌ? CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN?

Lò Hơi là một thiết bị trao đổi nhiệt, nhận nhiệt từ nhiên liệu đốt cung cấp cho nước sôi, sinh hơi có nhiệt độ và áp suất cao cung cấp cho phụ tải.
- Thông số kỹ thuật: áp suất, công suất hơi, nhiệt độ hơi.
Áp suất: (đơn vị) 1 kgf/cm2 = 0.98 bar = 14.7 psi = 0.1 Mpa
Công suất: Tấn/h, kg/h, kcal/h, MW/h
Nhiệt độ hơi phụ thuộc vào áp suất. Ứng với một áp suất sẽ có một nhiệt độ hơi nhất định.
Vd: Áp suất 10bar nhiệt độ hơi 183oC, áp 8bar có nhiệt độ 174oC….

2. CÓ MẤY DẠNG LÒ HƠI CƠ BẢN?

Có 3 dạng lò hơi cơ bản hiện nay:
Lò hơi ống lửa: Đốt nhiên liệu dầu, gas
Lò hơi ống nước: đốt dầu gas, nhiên liệu rắn
Lò hơi kết hợp nước + lửa: Đốt đa nhiên liệu
Ngoài ra còn có một số loại lò hơi dùng dầu gia nhiệt. (Đang được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả cao hiện nay, dùng nhiều trong ngành dệt nhuộm, may)

3. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP KHI VẬN HÀNH LÒ HƠI?

- Sự cố cạn nước: (Áp suất giảm, cạn nước không gây nổ lò chỉ gây cháy lò. Lò nổ khi cấp nước vào lò khi lò hơi cạn nước nghiêm trọng)
+Nguyên nhân: Do tắt nghẽn đường ống nước, hỏng van khóa, nghẹt lọc Y, bơm nhiễm gió, hở van một chiều, van xả đáy mở, bộ phận điều khiển mực nước bị hư hỏng, mất tín hiệu…
+Cách xử lý: Khi nghe chuông, còi báo cạn nước người vận hành lập tức tắt bơm cấp nước, tắt nguồn nhiệt. Sau đó tiến hành kiểm tra kính thủy để biết chính xác mực nước trong lò.
Nếu nước trong kính thủy vẫn còn lấp ló thì có thể tiến hành cấp nước gián đoạn vào lò. Đồng thời theo dõi diễn biến áp kế và nghe ngóng tiếng động lạ trong lò. Đến khi đủ nước cho lò hoạt động lại và xác định nguyên nhân gây sự cố.
Nếu nước trong kính thủy không còn lập tức ngừng lò khẩn cấp. Chờ lò nguội tiến hành kiểm tra nguyên nhân. Tuyệt đối không được phép cấp nước vào lò hơi khi chưa biết chính xác mực nước trong lò.

4. SỰ CỐ ĐẦY NƯỚC ÁP SUẤT LÒ TĂNG HAY GIẢM? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ?

Nước đầy lò làm áp suất lò hơi giảm, lò rung mạnh, nghe tiếng thủy kích bên trong.
Nguyên nhân: Do bơm cấp nước đang hoạt động ở chế độ MAN hoặc bộ điều khiển mực nước hoạt động sai.
Cách xử lý: Kiểm tra chế độ bơm, bộ điều khiển mực nước.

5. CÁCH XỬ LÝ SỰ CỐ VỠ KÍNH THỦY SÁNG?

Tạm thời dừng lò, mang bảo hộ nép sát người vào thành lò. Tiến hành khóa hai van thông nước và van thông hơi của kính thủy. Cho lò hoạt động trở lại nếu cần thiết (chạy mù). Trong thời gian này tiến hành thay thế kính thủy. Lưu ý khi thay kính thủy cần chú ý lực siết các bulong và siết chéo. Khi cho kính thủy hoạt động trở lại cần phải sấy kính thủy thật kỹ. Bằng cách mở van hơi và van xả cho hơi thoát ra ngoài theo đường kính thủy đến khi nào kính thủy nóng đều thì khóa van xả, mở van thông nước thông hơi.

6. TRUNG BÌNH KHI ĐỐT LÒ THAN,TRẤU, MỘT TẤN HƠI TIÊU HAO HẾT BAO NHIÊU THAN?

Trung bình than (130kg – 150kg)/Tấn hơi.
Trung bình khi đốt trấu (220kg – 250kg)/Tấn hơi

7. CÁC BƯỚC CƠ BẢN KHI VẬN HÀNH MỘT LÒ HƠI ĐIỆN?

- Kiểm tra tổng quát lò: hệ thống van khóa (thường đóng – thường mở), kiểm tra van an toàn xem còn niêm chì hay không? Chỉ số áp kế, rơ le,…
- Mở nguồn
- Bật bơm cấp nước vào lò (chú ý mở van xả khí khi cấp nước tránh áp giả)
- Khi đèn báo mực nước thấp tắt đi tiến hành mở nguồn điện trở. Lưu ý khi mở nguồn điện trở cần cách nhau từ 10 – 15s để đảm bảo an toàn không gây quá tải.
- Lò hoạt động theo dõi diễn biến áp suất, thời gian sinh hơi và đóng ngắt role ắp suất, nhịp độ bơm cấp nước.
- Đạt 90% áp làm việc tiến hành thông báo cho sản xuất chuẩn bị cấp hơi, trong thời gian này tiến hành hé mở van hơi chính sấy ống.
- Đạt áp làm việc tiến hành mở van cầu hơi chính cấp hơi. Lưu ý mở hết van cầu và trả lại 1 vòng.
- Dừng lò: Tắt điện trở, tắt nguồn bơm, tắt báo mực nước, tắt nguồn. Khóa van hơi chính.

8. TẠI SAO KHI LẮP ÁP KẾ NGƯỜI TA LẮP VỚI VAN 3 NGÃ VÀ ỐNG XY PHONG?

Van Bi 3 ngã dùng để kiểm tra áp kế, xem sự chính xác của áp kế ngay cả khi lò đang hoạt động
- Ống xy phong làm xoáy dòng hơi, giảm tốc độ dòng hơi tác động lên áp kế giảm tuổi thọ áp kế. Đồng thời đảm bảo giá trị áp kế chính xác.

9. KHI NHÓM LÒ THAN GHI XÍCH CẦN CHÚ VẤN ĐỀ GÌ?

- Bật quạt hút thông lò
- Bật băng tải cho than chạy ngang với cửa nhóm lửa.
- Dùng củi khô hay giấy với giẻ thấm dầu nhóm lò.
- Lửa bén đều – bật quạt hút
- Bật quạt hút
- Lưu ý đóng hai van gió đầu ghi và hai van gió cuối ghi.
- Tần số quạt hút > quạt thổi đảm bảo áp lò âm.
- Góc lửa trong lò đạt 45-60o
- Ngọn lửa đều ghi.
- Than duy trì độ ẩm từ 22% - 25%
- Xỉ than cháy hoàn toàn.

10. LÒ ĐANG HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG VAN AN TOÀN XẢ KHÔNG TỰ ĐÓNG LẠI DO ĐÂU?

Van an toàn bị kẹt: khi lò vượt áp làm việc van an toàn mở nhưng không tự trả lại khi áp giảm.
Van an toàn bị non: Chưa đạt áp van mở
- Sản xuất ngưng dùng hơi mà không thông báo.
- Rơ le áp suất hỏng, lò hoạt động liên tục.

11. BƠM NƯỚC HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG NHƯNG LÒ BÁO CẠN NƯỚC DO ĐÂU?

- Bơm bị nhiễm gió, bơm chạy nhưng không có nước.
- Tắt lọc Y
Van một chiều hở bơm chạy liên tục.
- Van xả đáy mở

12. TRÊN ÁP KẾ LÒ HƠI BÁO ÁP SUẤT 7KGF/CM2 THÌ HƠI CẤP CHO SẢN XUẤT CÓ NHIỆT ĐỘ TƯƠNG ỨNG BAO NHIÊU? (CĂN CỨ TRÊN BẢNG THÔNG SỐ HƠI BẢO HÒA)

Áp suất 7 kgf/cm2 có nhiệt độ tương ứng 168oC

13. LÒ HƠI ĐỐT DẦU FO CẦN CHÚ Ý VẤN ĐỀ GÌ ĐỂ ĐỐT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO NHẤT?

- Sấy dầu ( sấy hai cấp: cấp 1 từ 70-80oC, cấp 2 từ 80 – 110oC) để giảm độ nhớt của dầu, giúp việc tán sương dầu dễ dàng.
- Tán sương ( tán sương áp lực và tán sương béc quay được sử dụng rộng rãi)

14. KHI BẬT MỘT ĐẦU ĐỐT DẦU HOẶC GAS, QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẦU ĐỐT NHƯ THẾ NÀO?

- Quạt gió hoạt động đầu tiên
- Bugi đánh tia lửa điện
- Van điện từ mở cấp dầu hoặc gas
- Cảm biến quang (mắt thần) nhận ánh sáng cho lò hoạt động, nếu dầu hoặc gas phun vào mà khoảng 3-5s mắt thần không thầy lửa lớn lập tức đóng van điện từ. Ngắt đầu đốt.
- Nhấn reset để khởi động lại đầu đốt.

15. THỜI ĐIỂM NÀO XẢ ĐÁY TỐT NHẤT? THAO TÁC XẢ NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?

Có 3 thời điểm xả đáy tốt nhất:
+ Đầu ca khi lò mới hoạt động áp tăng 1 – 3kgf/cm2
+ Giữa ca khi lò đạt áp, lò dừng.
+ Cuối ca khi áp lò giảm khoảng 1 – 3kgf/cm2
- Thao tác xả đáy: Thông thường van xả đáy phải có 2 van. Van cầu ( Van xả chậm nằm phía trong) van gạt (van xả nhanh – nằm phía ngoài). Đầu tiên mở van Cầu, sau đó hé mở van gạt để sấy đường ống xả (2- 5 phút) tùy theo độ dài đường ống. Sau đó mở nhanh van gạt (5-7s) đóng nhanh lại. Chờ 10 -15s thực hiện lại thao tác xả nhanh 5- 7s. Lặp lại 3 lần xả.

16. CÓ HAI LÒ HƠI ĐIỆN CÙNG HOẠT ĐỘNG, GIÁ TRỊ CÀI ĐẶT ÁP SUẤT LÀM VIỆC CỦA ROLE NHƯ NHAU, TẠI SAO KHI KHỞI ĐỘNG ĐỀU ĐƯỢC, ĐỦ ÁP SUẤT CÀI ĐẶT LÒ TỰ ĐỘNG DỪNG. NHƯNG KHI CẤP HƠI ÁP GIẢM XUỐNG TỚI ÁP CHẠY LẠI THÌ CHỈ CÓ MỘT LÒ CHẠY MÀ LÒ KIA KHÔNG CHẠY?

Vì lượng hơi sản xuất dùng ít nên lò nào chạy lại trước sẽ bù áp hao hụt, nên khi lò còn lại chưa tới áp chạy lại thì đã được lò đang chạy bù áp lớn hơn làm cho áp không giảm được nữa, role không đóng nên không chạy được. Nhưng khi sản xuất dùng lượng hơi nhiều thì một lò không đáp ứng được lúc này áp giảm thì cả hai lò sẽ hoạt động bình thường.

17. VÌ SAO KHI LÒ CHƯA CHẠY, MỚI KHỞI ĐỘNG THÌ ÁP ĐÃ TĂNG LÊN RẤT CAO, TÌNH HUỐNG NÀY DO ĐÂU?

Lò báo áp giả, do bơm cấp nước vào áp cao, trong khi van xả khí không mở. Không khí trong lò bị nén lại làm cho áp tăng.

18. TRONG HỆ THỐNG lò hơi , van một chiều ĐƯỢC LẮP Ở ĐÂU? NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ?

- Lắp sau hai bơm cấp nước vào lò, tránh không cho nước từ bơm này chạy qua bơm kia.
- Lắp sau bơm cấp nước và trước khi vào lò ngăn không cho nước từ lò chạy ngược về bơm
- Lắp ở bộ góp hơi sau các đường hơi cấp cho sản xuất tránh tình huống sản xuất ngừng lấy không thông báo làm áp dội về lò làm tăng áp đột ngột.
- Lắp sau van cầu hơi chính của mỗi lò nếu có nhiều lò hoạt động cùng chung một đường cấp hơi, tránh không cho hơi từ lò này chạy qua lò kia.

--- SỔ TAY LÒ HƠI --- 

 

 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:

Công ty TNHH MTV SX TM & DV Cơ Nhiệt NGÂN HƯNG THỊNH

Địa chỉ: 2B51, Tổ 7, Ấp 2, Xã Phạm Văn Hai, Huyện Bình Chánh, TP. HCM

Điện thoại: 0907 184 336

Email: lohoinht@gmail.com

Website: www.lohoinht.com

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Zalo
Hotline